Tọa đàm: Ứng phó dịch bệnh sau bão lũ
Chỉ trong một thời gian ngắn, nước ta liên tiếp hứng chịu cơn bão số 3 và số 4 với những thiệt hại nặng nề về người và của. Cùng với đó là hàng loạt thiên tai như sạt lở đất và ngập lụt diện rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân.
Buổi tọa đàm diễn ra tại tòa soạn Dân trí (Ảnh: Mạnh Quân).
Ngập lụt kéo dài không chỉ gây hư hỏng tài sản, mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan, đe dọa sức khỏe của cộng đồng.
Do đó, việc nâng cao nhận thức về nguy cơ dịch bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như cách xử trí với các vấn đề sức khỏe là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Để đồng hành cùng với người dân và cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, phòng ngừa và điều trị các vấn đề sức khỏe sau bão lũ, 9h sáng nay 27/9, báo Dân trí tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ứng phó dịch bệnh sau bão lũ".
Nhà báo Nguyễn Xuân Toàn- Phó Tổng biên tập báo Dân trí tặng hoa tới các vị khách mời: BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (thứ 2 từ trái sang) và PGS.TS Dược sĩ Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyên Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng, khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM (Ảnh: Mạnh Quân).
Buổi tọa đàm có sự tham gia của 2 khách mời:
- ThS.Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp,Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
ThS.Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp (Ảnh: Mạnh Quân).
- PGS.TS Dược sĩ Nguyễn Tuấn Dũng,Nguyên Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng, khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM.
PGS.TS Dược sĩ Nguyễn Tuấn Dũng (Ảnh: Mạnh Quân).
Chương trình có sự đồng hành của Hệ thống Nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu.
Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu - trực thuộc Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT - Thành viên Tập đoàn FPT.
FPT Long Châu hiện sở hữu hệ thống hơn 1.800 nhà thuốc tại khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và hơn 100 trung tâm tiêm chủng.
" alt=""/>Tọa đàm trực tuyến "Ứng phó với dịch bệnh sau bão lũ"Sau khi tổ chức liên hoan Tết Trung thu tại lớp học, nhiều học sinh phải nhập viện theo dõi (Ảnh: Chí Anh).
Đồng thời, Trung tâm Y tế thành phố Pleiku đã tổ chức lấy mẫu trà sữa thập cẩm do một tiệm chè và trà sữa trên đường Phùng Hưng, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, cung cấp cho học sinh trong trường.
Sau đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã tiến hành kiểm nghiệm mẫu trà sữa trên. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ở mẫu trà sữa đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.
Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai chỉ định cấy phân định danh vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm nhưng không thấy vi khuẩn mọc.
Căn cứ hồ sơ, kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, bệnh phẩm, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai kết luận đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm.
Ngành chức năng Sở Y tế tỉnh Gia Lai đang phối hợp cùng nhà trường để tiếp tục xác minh việc hàng loạt học sinh có triệu chứng đau bụng, buồn nôn sau buổi liên hoan.
Như Dân tríthông tin, ngày 16/7, Ban đại diện phụ huynh lớp 7/1, Trường THCS Tôn Đức Thắng tổ chức liên hoan Tết Trung thu cho 45 học sinh, mỗi em 1 ly trà sữa. Sau khi ăn, uống xong, 21 em có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, nôn ói nên Ban giám hiệu nhà trường thông báo cho Trạm Y tế phường Thống Nhất đến kiểm tra.
Chiều cùng ngày, tình hình sức khỏe các học sinh cơ bản ổn định.
" alt=""/>Kết luận vụ 21 học sinh ở Gia Lai đau bụng, buồn nôn sau khi uống trà sữa